Tại cuộc họp, một số bất cập hiện nay trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đã được chỉ ra như:
Nội dung chương trình còn chung chung, nặng trang bị thông tin mà chưa gắn với nhu cầu thực tế; các dạng thức, sản phẩm tài liệu chưa phù hợp; phương pháp bồi dưỡng chưa đa dạng; chưa quan tâm đến khâu kiểm tra đánh giá, chuẩn đầu ra; chất lượng tập huấn, bồi dưỡng thấp.
Bộ trưởng trao đổi với các chuyên gia, giáo viên bên lề tọa đàm "Áp lực giáo viên: Nguyên nhân và giải pháp" diễn ra mới đây. Ảnh: Thanh Hùng |
Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng nhìn nhận, việc có nhiều đầu mối tham gia tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên cũng dẫn tới chồng chéo, trùng lắp nội dung tập huấn.
Quan trọng hơn là chưa tạo được động lực để giáo viên coi việc đào tạo, bồi dưỡng là nhu cầu của bản thân, nên nhiều đợt tập huấn, bồi dưỡng giáo viên mới chỉ dừng lại ở việc “điểm danh, ghi tên”.
Chỉ đạo tại cuộc họp, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ yêu cầu các vụ, cục tiến hành rà soát toàn bộ các chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng cán bộ quản lý và bồi dưỡng nâng hạng hiện nay. Từ đó xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu và theo chuẩn đầu ra, gắn chặt chẽ với triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bộ trưởng nhấn mạnh tới yếu tố tự học trong tổ chức đào tạo, bồi dưỡng.
“Muốn thực hiện được điều đó thì các dạng thức, sản phẩm tài liệu phải phù hợp, trong đó sản phẩm dạng trực quan sinh động thông qua các video clip hướng dẫn là phù hợp hơn cả. Tận dụng tối đa công nghệ thông tin vào phương pháp bồi dưỡng để xóa bỏ dần phương pháp tập huấn truyền thống - tập trung về cùng một địa điểm - vừa tốn kém, lãng phí lại không hiệu quả”, Bộ trưởng chia sẻ.
Khắc phục triệt để tình trạng “điểm danh, ghi tên”
Lưu ý đến khâu kiểm tra đánh giá trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng, Bộ trưởng yêu cầu, phải kiểm tra đánh giá theo quá trình và đánh giá cuối kỳ, đáp ứng với chuẩn đầu ra.
Việc kiểm tra, đánh giá thực hiện trên hệ thống máy tính, đảm bảo khách quan, trung thực và công bằng.
“Phải khắc phục triệt để tình trạng “điểm danh, ghi tên” trong tập huấn, bồi dưỡng giáo viên bằng cách đổi mới nội dung, phương pháp bồi dưỡng, chú trọng khâu kiểm tra đánh giá. Có như vậy, giáo viên mới gắn quyền lợi và trách nhiệm vào các khóa tập huấn”, Bộ trưởng nêu rõ.
Về đội ngũ báo cáo viên, Bộ trưởng lưu ý đó phải là những người phù hợp, có thực tiễn, trong đó khuyến khích mời các giáo viên cốt cán đã được đào tạo, bồi dưỡng làm báo cáo viên.
Để khắc phục tình trạng hiện nay là việc cử giáo viên đi tập huấn, bồi dưỡng ở một số cơ sở giáo dục còn trùng lặp, hay nói cách khác có những giáo viên được đi tập huấn nhiều lần nhưng có giáo viên lại không, Bộ trưởng đề nghị Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục làm đầu mối cập nhật vào cơ sở dữ liệu chung, đảm bảo không để trùng lặp người học. Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục cũng được Bộ trưởng giao nhiệm vụ làm đầu mối xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên hàng năm, khắc phục tình trạng nhiều đầu mối như hiện nay.
Đồng thời, rà soát để đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên sao cho phù hợp với yêu cầu thực tế.
Cục Công nghệ thông tin là đầu mối xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, đảm bảo việc tập huấn, bồi dưỡng qua mạng có thể triển khai tới từng trường học, từng giáo viên.
Trước đó, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã chủ trì cuộc tọa đàm “Áp lực giáo viên: Nguyên nhân và giải pháp” diễn ra tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội; gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Yên Bái. Tại các cuộc gặp, Bộ trưởng đã nhận được nhiều ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý, giáo viên đề cập tới thực trạng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên thiếu hiệu quả và mong Bộ trưởng có giải pháp khắc phục.
Thanh Hùng
" alt=""/>Nhiều đợt tập huấn, bồi dưỡng giáo viên chỉ dừng lại ở việc “điểm danh, ghi tên”Ấn tượng về cô giáo sinh năm 1993 Nguyễn Thị Tâm, chủ nhiệm lớp 1 của Trường Phổ thông liên cấp Olympia (Hà Nội) là vẻ ngoài năng động, tươi tắn. 3 năm liền, cô giáo trẻ 9X được đánh giá là giáo viên thân thiện, năng động và triển vọng.
Tâm kể lý do chính khiến cô quyết định theo ngành sư phạm là niềm đam mê với môn Văn từ bé. Càng lớn, thấy bản thân cũng rất yêu trẻ con và được bố mẹ ủng hộ, cô nàng 9X quyết định theo nghề dạy chữ.
Tâm cho hay với bản thân mình, được làm việc, cống hiến trong môi trường giáo dục đã là một điều tuyệt vời, một niềm vui lớn.
Trường ĐH Công nghệ TP.HCMcông bố điểm chuẩn học bạ cho 63 ngành đào tạo. Điểm chuẩn được xét theo tổng điểm trung bình 3 học kỳ (học kỳ 1 lớp 12 và học kỳ 1, 2 lớp 11) và tổng điểm trung bình 3 môn năm lớp 12.
Theo đó, điểm chuẩn ngành Dược là 24 điểm, các ngành Điều dưỡng và Kỹ thuật xét nghiệm y học là 19,5 điểm. Tất cả các ngành còn lại có mức điểm chuẩn 18 điểm. Đối với nhóm ngành Sức khỏe, thí sinh cần đảm bảo điểm sàn theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Đối với ngành Dược, thí sinh cần đạt thêm điều kiện học lực cả năm lớp 12 loại Giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8.0 điểm trở lên; đối với ngành Điều dưỡng và Kỹ thuật xét nghiệm y học, thí sinh cần đạt thêm điều kiện học lực cả năm lớp 12 từ loại Khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6.5 điểm trở lên.
Thí sinh chọn tổ hợp xét tuyển bao gồm môn Năng khiếu Vẽ (Thiết kế đồ họa, Thiết kế thời trang, Kiến trúc, Thiết kế nội thất, Nghệ thuật số, Công nghệ điện ảnh, truyền hình), Năng khiếu âm nhạc 1 và 2 (Thanh nhạc) tham dự các kỳ thi năng khiếu do trường tổ chức hoặc lấy kết quả thi từ trường đại học khác để tham gia xét tuyển. Kỳ thi năng khiếu được tổ chức vào các ngày thứ bảy 15/6 và 17/8.
Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn công bố điểm chuẩn học bạ cho tất cả các ngành là 18.
Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng công bố điểm chuẩn học bạ cho 41 ngành đào tạo. Điểm chuẩn xét theo tổng điểm 3 học kỳ gồm cả năm lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 hoặc xét tổng điểm trung bình 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của cả năm lớp 12; hoặc điểm trung bình của cả 3 năm lớp 10, 11, 12.
Các ngành Y khoa; Y khoa (chương trình Tiếng Anh); Răng Hàm Mặt; Răng Hàm Mặt (chương trình Tiếng Anh); Y học cổ truyền, Dược học, Dược học (chương trình Tiếng Anh) là 24 điểm và học lực lớp 12 xếp loại giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8.0 trở lên (dành cho các thí sinh đã tốt nghiệp từ năm 2023 trở về trước)
Ngành Điều dưỡng, Điều dưỡng (chương trình Tiếng Anh), Hộ sinh, Kỹ thuật xét nghiệm Y học, Kỹ thuật Phục hồi chức năng: 19.5 điểm và học lực lớp 12 xếp loại khá hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên (dành cho các thí sinh đã tốt nghiệp từ năm 2023 trở về trước). Các ngành còn lại điểm trúng tuyển 18 điểm.
Trường ĐH Văn Langcông bố điểm chuẩn học bạ cho 60 ngành đào tạo. Điểm chuẩn các ngành Răng Hàm Mặt, Y khoa, Dược học là 24 điểm; ngành Truyền thông đa phương tiện và Quan hệ công chúng với 20 điểm; ngành Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học là 19,5 điểm.
Đối với nhóm ngành Sức khỏe, thí sinh phải đạt điểm sàn theo quy định của Bộ GD-ĐT. Các ngành học còn lại có mức điểm chuẩn trúng tuyển là 18 điểm.
Trường ĐH Gia Địnhcũng công bố điểm chuẩn học bạ cho 49 ngành đào tạo theo cách thức xét tổng điểm học kỳ 1, 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12. Điểm chuẩn trúng tuyển tất cả các ngành là 16.5.